Giới thiệu chung về cây dâu tây
Đây là loài cây có tên thường gọi là cây dâu tây.
Cây dâu tây còn có tên gọi khác là cây dâu ăn trái, dây tây, cây dâu đà lạt, giống cây dâu New Zealand, dâu đất.
Ngoài ra loài cây này còn có tên khoa học là Fragaria vesca L.
Cây dâu tây thuộc loài thực vật của họ hoa hồng (Rosaceae).
Nguồn gốc và xuất xứ của cây dâu tây
Cây dâu tây có nguồn gốc và xuất xứ từ các quốc gia Nam Mỹ và được người nông dân cho lai tạo vào những năm của thế kỷ 18 để tạo nên giống cây dâu tây được trồng rộng rãi cho đến ngày nay.
Loài cây này được các nhà khoa học mô tả vào những năm đầu 1788 khi mà cây dâu tây được trồng để lấy trái ở các vùng ôn đới.
Bởi chúng có mùi thơm hấp dẫn kết hợp với vị chua xen lẫn ngọt nên được khá nhiều người Việt yêu thích. Ở Việt Nam chỉ ở vùng có khí hậu mát mẻ như Đà Lạt mới là môi trường được canh tác lâu dài loại dâu này, cho nên nhắc đến dâu người ta hay nghĩ đến ngay đây là đặc sản của vùng cao nguyên này.
Đặc điểm của cây dâu tây
Hiện nay nhắc đến cây dâu tây gần như ai ai cũng đều biết nó có xuất xứ từ Đà Lạt, nhưng cho đến thời điểm hiện tại loài cây trồng này từng bước được thuần chủng và thích nghi với mọi điều kiện trong cả nước. Cũng chính vì thế mà ngay cả những nơi như trung tâm thành phố lớn ở Hồ Chí Minh hay Hà Nội đều có thể trồng được loài cây này.
Cây dâu tây là loài cây sống lâu năm, thuộc loại cây có thân thảo dùng để ăn trái, có thân ngắn thường có chiều cao từ 30 đến 50 cm, cây phân nhiều cành nhánh rõ rệt.
Chồi nách được mọc ra từ nách lá và các chồi nách được mọc ra từ nách lá và có thể phát triển thành thân và nhánh, có thân bò hoặc phát hoa.
Lá cây dâu tây có hình dạng và cấu trúc thay đổi theo từng giai loại nhưng hầu hết chúng đều là lá két với 3 lá chét xẻ thùy sâu. Tuy nhiên có một số giống cây có số lá chét nhiều hơn, mép lá có nhiều răng cưa và phiến lá có lông nhám.
Cuống lá dài vươn xa, lúc lá còn non thì cuống lá có màu trắng khi già thì chuyển dần sang màu đỏ.
Cây dâu tây có hoa và hoa của chúng có 5 cánh tràng mỏng, màu trắng, hơi tròn. Hoa của chúng là dạng lưỡng tính có 25 đến 30 nhị và khoảng 50 đến 500 nhụy.
Loài cây này là loài giao phấn để thụ phấn nhưng thông qua hình thức tự thụ phấn để gia tăng tần suất các gen mong muốn và tạo ra một số loài khác nhau.
Quả dâu tây là một loài quả giả có nghĩa là phần cùi thit không phải bắt nguồn từ các bầu nhụy mà là một quả giả để cho hoa phình to ra, quả thật thì nằm ở bên ngoài quả giả.
Quả dâu tây có hình bầu dục, các quả non có màu xanh lục, khi quả chín thì quả có màu hồng hoặc có màu đỏ tùy từng loại giống.
Công dụng của cây dâu tây
Cây dâu tây cho trái khá nhiều và trái của chúng ngoài làm thức ăn ra thì trong quả còn rất giàu các chất hoạt tính sinh học tự nhiên có các chất chống oxy hóa mạnh và có đặc tính kháng viêm tốt.
Quả của cây dâu tây được sử dụng đê làm nước giải khát, ngâm rượu hoặc chế biến các món ăn, những quả non có vị hơi chát và chua đôi khi người ta còn sử dụng luôn cả phần thân cây.
Bên cạnh đó cây dâu tây còn có công dụng ngăn ngừa các tế bào ung thư, tăng cường trí não, tốt cho xương, cải thiện tim mạch và tăng cường các hệ miễn dịch, quả dâu tây rất giàu vitamin và dưỡng chất.
Cây dâu tây cũng có thể làm thuốc, quả dâu có vị se có tác dụng lợi tiểu, cho nên các bạn có thể dùng để trị sỏi, tê thấp, thống phong.
Thân và rễ của chúng được dùng để thay thế cà phê ở các vùng của Ấn Độ, nước hãm lá của chúng cũng có công dụng trị tiêu chảy và các bệnh tiết niệu.
Ý nghĩa của cây dâu tây
Cây dâu tây mang lại nhiều hiệu quả thiết thực, chất lượng trong cuộc sống, là một liều thuốc quý và vô cùng bổ dưỡng khi được sử dụng thường xuyên.
Cách trồng và chăm sóc cây dâu tây
Cây dâu tây khá là nhạy cảm với ánh sáng cho nên khi trồng các bạn nên lưu ý chọn nơi có ánh sáng đầy đủ nhưng không nên cho chiếu trực tiếp, cây chỉ cần ánh sáng một ngày từ 10 đến 12 tiếng.
Vào ban đêm không nên để cho cây gần ánh đèn tránh để cây phát triển nhưng mang lại nhiều trái.
Nhiệt độ thích hợp nhất để trồng cây là khoảng từ 7 đến 28 độ C.
Các loại đất trồng phù hợp đối với cây dâu tây là phải bảo đảm được các yếu tố như là đất hữu cơ hoặc có thể là đất thịt nhẹ và giàu chất dinh dưỡng, giữ ẩm tốt và thoát nước tốt.
Khi trồng các bạn nên lưu ý tưới nước vào các buối sáng sớm hoặc chiều tắt nắng, khi tưới để giữ độ ẩm cho đất để giúp cho cây phát triển tốt.
Đối với nững cây giống bạn có thể tưới nước gạo sẽ rất tốt cho tới khi cây bén rễ.
Cây dâu tây được nhân giống bằng cách gieo hạt hoặc tách nhánh.
Mua cây dâu tây ở đâu ?
Quý khách hàng cũng có thể gọi theo số hotline để mua, hoặc gửi email cây dâu tây cho chúng tôi theo thông tin dưới
Hotline: 0906 38 9990
Email: Info@thegioicayxanh.vn
Trân trọng cảm ơn Quý khách hàng đã tin tưởng sử dụng dịch vụ của Chúng tôi..