Mô tả chung về cây nhãn
Đây là loài cây có tên gọi chung là cây nhãn.
Cây nhãn còn có tên gọi khác như cây lệ chi no, cây may ngân, cây mác ngạn
Ngoài ra cây nhãn còn có tên khoa học là Dimocarpus longan Lour.
Cây nhãn là loài thực vật thuộc họ bồ hòn (Sapindaceae).
Nguồn gốc và xuất xứ của cây nhãn
Cây nhãn là loài cây ăn trái có nguồn gốc và xuất xứ tại Ấn Độ, cho đến hiện nay cây nhãn được trồng rất phổ biến tại Việt Nam, miền hoa Nam, Thái Lan hay indonesia.
Loài cây này có khả năng chịu rét tốt hơn các loại cây ăn quả khác cùng họ vải và cây cũng không kén các loại đất trồng.
Ý nghĩa phong thủy của cây nhãn
Nhìn chùm nhãn xum xuê trĩu quả, cánh nhánh um tùm cũng dễ thấy đây là loài cây mang lại bóng mát và thể hiện sự no đủ cho gia đình bạn.
Ngoài ra loài cây này thể hiện sự khát vọng, tầm nhìn, cách quan sát đúng đắn dựa vào cái tên của nó.
Công dụng của cây nhãn
Cây nhãn không những là loài cây ăn trái mà chúng còn là loài cây có giá trị dinh dưỡng cao.
Trong Đông Y, cây nhãn còn là một vị thuốc tốt, còn hoa nhãn còn là nơi cung cấp mật cho ong.
Vị trí kê đặt cho cây nhãn
Cây nhãn là loài cây cúng dễ trồng, các bạn có thể trồng cây ở nguồn viên nhà bạn, trồng ngoài vườn, hay sân vườn để tạo bóng mát đồng thời có quả để ăn hoặc thu hoạch để bán.
Đối tượng hay trồng cây nhãn
Do đặc tính về hình thái là có nhiều hoa quả cho nên loài cây này được nhiều người ưa chuộng, nhất là những người có vườn rộng, biệt thự để trồng tạo bóng mát và cũng để tạo cảnh quan cho toàn bộ sân vườn.
Đặc điểm hình thái của cây nhãn
Cây nhãn có chiều cao khoảng từ 10 cho đến 15 mét, đây là loài cây có thân gỗ to, có nhiều cành, khi cây lớn cây vỏ trồng xù xì có màu xám, các tán lá tròn xòe và rậm rạp.
Lá nhãn có màu xanh tươi quanh năm suốt tháng, lá có dạng kép hình lông chim, các lá moc so le với nhau, mặt dưới của lá có màu đậm hơn so với mặt trên.
Cây có bộ rễ rất tốt và phát triển rất nhanh.
Điều kiện sinh trưởng của cây nhãn
Cây nhãn là loài cây chịu được giá rét rất tốt và rất dễ trồng, mặt khác loài cây này còn có khả năng chịu hạn cũng khá tốt.
Cây có tốc độ sinh trưởng nhanh phù hợp với những nơi có điều kiện thoáng mát, nhất là trồng cây trong các khuôn viên vườn nhà. Cây nhãn rất ư được mọi người ưa chuộng vì loài cây này mang lại nhiều bổ ích.
Hiện nay cây nhãn có nhiều chủng loại khác nhau như nhãn xuồng cơm vàng, nhãn lồng Hưng Yên hay nhãn tiêu da bò.
Cách chăm sóc cây nhãn
Trước khi tiến hành trồng cây các bạn cần chuẩn bị một số loài phân chuồng hoại mục và chôn chúng cùng với phân lân, các loại cỏ rác lấp kín ngang miệng hố.
Sau đó các bạn tiến hành lấp đất ngang miệng hố từ 15 đến 20 cm cho bằng với mặt hố.
Tháng đầu tiên khi trồng các bạn nên cần tưới nước cho cây mõi ngày 2 lần, sang tháng thứ 2.3 bạn chỉ cần tưới 2 ngày 1 lần.
Cây nhãn có khả năng chịu hạn cho nên khi trồng các bạn không phải tưới nhiều nước thường xuyên cho cây.
Cây thích hợp với các loại đất ẩm phù hợp với các loài đất có nhiều chất phù sa, nhiều màu mỡ.
Những lưu ý khi chăm sóc cây nhãn
Nếu như là người chưa có kinh nghiệm về cách trồng cây nhãn từ lúc mua về thì hãy để nhân viên kỹ thuật của Thế Giới Cây Xanh có thể hỗ trợ bạn bắng cách tự chăm sóc theo lịch của họ.
Nếu như là người đi mua cây giống thì cần biết cách chăm sóc cây nhãn theo các cách cơ bản như sau:
- Sau khi trồng các bạn nên tưới nước đều đặn và thường xuyên cắt tỉa cho cây để cho cây nhanh chóng bén rễ.
- Sau khi thu hoạch quả thì nên tiến hành cắt tỉa cành già yếu, cành bị sâu bệnh hay các cành mọc lộn xộn ở các tán cây.
- Khi cây nhãn xuất hiện những lá vàng lá úa thì phải cắt bỏ đi ngay.
- Khi cây bị rụng lá hoặc các nhánh cây có hiện tượng bị mềm rục là lúc các bạn cần có kế hoạch chăm sóc đặc biệt.
Mua giống cây nhãn ở đâu ?
Quý khách hàng cũng có thể gọi theo số hotline để mua, hoặc gửi email cây nhãn cho chúng tôi theo thông tin dưới
Hotline: 0906 38 9990
Email: Info@thegioicayxanh.vn
Trân trọng cảm ơn Quý khách hàng đã tin tưởng sử dụng dịch vụ của Chúng tôi..
Nội dung chính
- 1 Mô tả chung về cây nhãn
- 2 Nguồn gốc và xuất xứ của cây nhãn
- 3 Ý nghĩa phong thủy của cây nhãn
- 4 Công dụng của cây nhãn
- 5 Vị trí kê đặt cho cây nhãn
- 6 Đối tượng hay trồng cây nhãn
- 7 Đặc điểm hình thái của cây nhãn
- 8 Điều kiện sinh trưởng của cây nhãn
- 9 Cách chăm sóc cây nhãn
- 10 Những lưu ý khi chăm sóc cây nhãn
- 11 Mua giống cây nhãn ở đâu ?