Giới thiệu chung về cây thanh long
Đây là loài cây có tên thường gọi là cây thanh long.
Cây thanh long không có tên goi khác nhưng có tên tiếng anh là Pitahaya.
Loài cây này có tên khoa học là Hylocereus undatus Haw.
Cây thanh long là loài thực vật thuộc họ xương rồng (Cactaceae).
Nguồn gốc và xuất xứ của cây thanh long
Cây thanh long có nguồn gốc và xuất xứ thuộc các quốc gia bản địa ở các vùng sa mạc thuộc Mehico, Colombia đặc biệt là ở nước Trung Mỹ hay Nam Mỹ.
Nhưng hiện nay loài cây này đang được trồng nhiều ở các nước thuộc khu vực Đông Nam Á trong đó có Việt Nam, Malaysia, Thái Lan, Philippines, Indonesia, và được trồng rất nhiều ở miền Nam Trung Quốc, Đài Loan hay một số quốc gia khác.
Đặc điểm hình thái của cây thanh long
Cây thanh long người ta phân biệt chúng thành hai loại rễ đó là rễ địa sinh và rễ khí sinh.
– Rễ địa sinh: đây là loại rễ có nhiệm vu cơ bản là bám vào trong đất hút nước và hút chất dinh dưỡng cho cây, loại rễ này tập trung chủ yếu trên bề mặt lớp đất mặt có độ sâu từ 0 cho đến 30 cm.
– Rễ khí sinh: đây là loại rễ có nhiệm vụ chính là mọc dài trên thân cây và giữ cho cây bám chặt vào các giá đỡ, góp phần hút nước và chất dinh dưỡng nuôi cây. Rễ này mọc gân măt đất đôi khi chúng mọc ở trên cao.
Hiện nay cây thanh long được trồng rất nhiều ở nước ta nhưng đều không thuộc cây dây leo nhưng lại có thân và cành nằm ở dạng bò trên các trụ có giá đỡ.
Thân cây thanh long là loại cây có thân mọng nước nên loài cây này có thể chịu được hạn một thời gian dài.
Thân và cành cây thanh long thường có ba cánh dẹp và có màu xanh, hiếm khi các bạn thấy được loài cây này có 4 cánh.
Mõi cánh chia làm nhiều thùy và có chiều dài từ 3 đến 4 cm, đáy của mõi thùy có từ 3 đến 5 gai ngắn. Mỗi năm cây thanh long có 3 đến 4 đợt ra cành, khoảng cách để chúng ra cành là 40 đến 50 ngày, số lượng các cành tăng theo tuổi cây.
Sau khi các bạn trồng cây thanh long khoảng 1 đến 2 năm là cây bắt đầu cho ra hoa, hoa sẽ mọc từ các đoạn của cành trưởng thành, đó là những cành có thời gian sinh trưởng hơn 3 tháng tuổi, hoa tập trung chủ yếu ở các mắt hay các ngọn cành.
Hoa thanh là dạng hoa lưỡng tính, rất to và có chiều dài trung bình từ 25 đến 35 cm. Hoa có nhiều lá đài cà các cánh hoa dính vào nhau giống như hình ống, có nhiều tiểu nhị nhưng chỉ có 1 nhụy cái với đường kính từ 5 đến 8 mm, núm nhụy cái chia thánh nhiều nhánh.
Cây thanh long có hoa nở vào ban đêm, cho nên khi có dịp đi đâu đó ngang vườn thanh long các bạn sẽ thấy người ta đầu tư dàn đèn cung cấp ánh sáng để kìm chế cây thanh long nở hoa theo ý muốn.
Thời gian hoa thanh long nở là vào khoảng 11 giờ đêm sau đó hoa sẽ tàn sau 2 đến 3 ngày, mùa hoa thanh long rực rỡ nhất là vào tháng 4 cho đến 6 hàng năm.
Trái thanh long có hình bầu dục và có nhiều tai lá xanh do phiến hoa còn lại, đầu trái lõm sâu tạo thành các hốc mũi.
Khi trái thanh long còn non vỏ trái có màu xanh, khi chín vỏ trái chuyển sang màu đỏ tím rồi chuyển sang màu đỏ đậm. Thịt trái có màu trắng xen lẫn những hạt có màu đen như hạt mè, nhưng hiện nay trái thanh long còn có ruột đỏ để tạo nên sự mới lạ.
Đặc điểm sinh trưởng của cây thanh long
Cây thanh long là cây thuộc vùng nhiệt đới, nhiệt độ phù hợp để cho loài cây này phát triển là khoảng 20 đến 34 độ C.
Cây không thích hợp với điều kiện thời tiết sương giá do đó cần phải có giàn che và phải biết cách chăm sóc kỹ cho cây vào những ngày trời có nhiều sương.
Cây thanh long thích hợp với những nơi có nhiều ánh sáng, ra hoa trong điều kiện ngày dài, nơi có ánh sáng nhiều, nếu như thiếu ánh sáng thân cây sẽ ốm yếu và không cho trái. Tuy nhiên nếu cường độ ánh sáng quá cao sẽ làm giảm khả năng sinh trưởng của cây.
Cây thanh long có khả năng chịu hạn nhưng không thể chiụ úng, nếu như muốn cho cây có nhiều trái và cho trái to cần cung cấp đầy đủ nước nhất là trong thười kỳ phân hóa mầm hoa, ra hoa và kết quả.
Đây là loài cây được trồng trên nhiều loại đất khác nhau từ các loại đất cát pha, đất xám bạc màu, đất phèn cho đến đất phù sa, đất đỏ bazan, đất thịt,…
Tuy nhiên cây chỉ đạt hiệu quả cao khi được trồng trên các loại đất thịt có điều kiện tơi xốp, thông thoáng và có chế độ thoát nước tốt, không bị nhiễm mặn và có độ PH từ 5 đến 7.
Cây thanh long đượn nhân giống bằng cách hôm cành, trong bất kỳ giai đoạn nào của cây phát triển các bạn cũng đều có thể nhân giống dễ dàng.
Công dụng của cây thanh long
Cây thanh long có nhiều trái và trái của chúng có vị ngọt dịu và có tính mát, đây là loại trái cây rất tốt cho sức khỏe.
Trái thanh long có thể được làm thành món ngon như sa lát rau trộn, sinh tố giầm, sinh tố xay, rau câu thanh long…các món này đều được nhiều bạn trẻ yêu thích.
Cây thanh long được trồng nhiều và trồng trên diện rộng để làm cây ăn quả mang lại hiệu quả kinh tế cao, ngoài ra loài cây này còn được trồng vào chậu để bán và các dịp lễ tết.
Những quả thanh long có màu sắc đỏ hồng mọc quanh thân tạo nên những chậu cây cảnh đẹp mắt vừa giúp cho không gian nhà bạn thêm phần sáng sủa cho ngày tết mà còn mang ý nghĩa thăng tiến, thịnh vượng và an lành trong năm mới.
Mua giống cây thanh long ở đâu ?
uý khách hàng cũng có thể gọi theo số hotline để mua, hoặc gửi email cây thanh long cho chúng tôi theo thông tin dưới
Hotline: 0906 38 9990
Email: Info@thegioicayxanh.vn
Trân trọng cảm ơn Quý khách hàng đã tin tưởng sử dụng dịch vụ của Chúng tôi..