Thông tin chi tiết về cây sa kê
Cây sa kê hay còn được mọi người gọi là cây bánh mì là loại cây khá phổ biến và độc đáo, cây giống như có thể che bóng mát khắp cả một khu vực nhưng lại có giá trị về lương thực rất cao. Cây sa kê hiện nay được trồng khá nhiều tại nước ta được trồng lấy bóng mát, lấy gỗ quý, lại có thể dùng làm thuốc chữa bệnh. Đúng là nhất cử ngũ tiện.
Đặc điểm cây sa kê
- Cây sake hay sa kê còn có tên khoa học là Artocarpus altilis thuộc họ Dâu tằm – Moraceae, xuất xứ từ các đảo ở Thái Bình Dương, Malaysia.
- Cây sa kê hiện nay có hai loại, loại có hạt và không hạt cho nên khi chú ý khi chọn trồng, nếu bạn trồng để làm cảnh thì có thể chọn cây có trái có hạt còn nếu trồng để kinh doanh thu hái quả thì nên chọn trồng loại cây có trái không hạt.
- Khi cây già sẽ xuất hiện nhiều cây con bên dưới, muốn trồng các bạn chỉ cần bứng cây con đem đi trồng là được.
- Nhìn sơ qua cây sa kê hơi giống cây bàng nhưng lá cây sa kê to hơn lá bàng, có thân gỗ, chiều cao có thể lên đến 10 – 20m sống lâu năm, lá xanh quanh năm. Mặt trên lá sa kê có màu xanh bóng, mặt dưới nhám, khi lá rụng chuyển màu nâu rất cứng và khô như lá bàng có thể để trang trí rất ngộ nghĩnh. Lá sake lớn, thuôn dài, phân thành 3-9 thùy, mọc trên những cuống mập, khi rụng để lại trên cành những vết sẹo.
- Cây sa kê là loại cây đơn tính với hoa cái và hoa đực mọc chung vơi nhau trên cây. Hoa mọc thành chùm, Sau đó cụm hoa cái mới mọc có màu xanh rồi chuyển dần sang vàng, mọc thẳng đứng trên cành. Cây được thụ phấn từ động vật và côn trùng, chủ yếu là dơi ăn quả.
- Quả sa kê nhìn giống như trái mít tố nữ, bên trong hoàn toàn là thịt, rất hiếm khi thấy hạt và không có múi như mít.
Lợi ích và ứng dụng cây sa kê
Cây sa kê có rất công dụng trong cuộc sống từ mọi thứ trên cây, chi tiết lá, quả nên rất được ưa thích trồng làm cây trang trí cảnh quan, sân vườn tạo điểm nhấn và lấy bóng mát ở sân vườn biệt thự, quán cà phê, khu nghỉ dưỡng, nơi công cộng, bệnh viện, đường phố…
+ Gỗ cây sa kê rất được ưa chuộng trên thế giới bởi gỗ có màu vàng sau khi tiếp xúc nhiều với thời gian sẽ chuyển sang màu đèn như gỗ mun nên rất được ưa chuộng.
+ Cây sa kê còn được sử dụng làm thuốc trong đông y, rễ sake có tác dụng trị ho, làm dịu, lá tiêu độc, tiêu viêm, lợi tiểu…lá cây về chữa nhiều bệnh: sát khuẩn, tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh răng miệng, trị ghẻ, tiêu chảy, lỵ, rối loạn dạ dày, trị mụn nhọt, chữa viêm gan vàng da, chữa phù thũng, sỏi thận và gut, …
+ Chống oxy hóa tăng cường tế bào giúp hồi phục da phục hồi sức khỏe
+ Cải thiện sức khỏe tim mạch khi sử dụng quả, có chứa nhiều kali giúp điều hòa nhịp tam, giảm huyết áp, giảm cholesterol xấu, giảm triglyceride .
+ Chống nhiễm trùng: do có nhiều chất chống oxy hóa tăng đề kháng, loại bỏ các gốc tự do gây lão hóa và các bệnh tuổi già.
+ Cung cấp năng lượng chính cho cơ thể là carbohydrate, lợi cho vận động.
+ Ngăn ngừa viêm da cực tốt bởi chiết suất cây sa kê tươi có thể sản sinh ra enzym ngăn ngừa viêm nhiễm bằng cách ngăn sản xuất oxit nitric quá mức.
+ Cây sa kê rất tốt cho hệ tiêu hóa, do có chứa nhiều chất xơ tăng cương nhu động ruột ngăn ngừa các bệnh tiêu hóa.
Như vậy cây sa kê không những được dùng làm nhiều phương thuốc hiệu quả mà còn có thể đem lại hiệu quả về kinh tế như:
- Dùng để luộc ăn
- Dùng để nấu rượu
- Thậm chí xay lấy bột làm bánh
- Chiên ăn rất ngon
- Quả sake ít calo nhưng rất giàu carbohydrate nên được đánh giá là loại thực phẩm rất tốt.
Cách trồng và chăm sóc cây sa kê
Cây sa kê rất dễ trồng và chăm sóc có thân gỗ rất khỏe mạnh
- Ánh sáng chỉ cần nơi có ánh sáng tốt, do cây ưa sáng nhưng có thể chịu được bóng râm
- Nhiệt độ: Cây có thể chịu được nhiệt độ nóng nhưng chịu lạnh kém, nhiệt độ ưa thích từ 18-35 độ C.
- Độ ẩm cao
- Đất trồng: cây thể sống ở mọi nơi kể các những nơi có đất nhiễm phèn nhiễm mặn. Tuy nhiên để đạt hiệu quả cao nên trồng nơi đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng.
- Tưới nước: Nên tưới nước điều độ khi cây đang ở giai đoạn sinh trưởng, tưới bổ sung vào những giai đoạn nở hoa, kết trái.
- Bón phân: Khi trồng nên bón lót bằng phân hữu cơ hoai mục hoặc phân trùn quế. Sau đó bón thúc bằng NPK 1-2 lần/năm, phân chuồng 1 lần/ năm vào trước giai đoạn ra hoa, đậu quả.
Phòng trừ sâu bệnh cho cây sa kê
Lưu ý khi trồng cây sa kê, tháo tác trồng nên tránh làm tổn thương nhiều đến bộ rể vì chính điều này sẽ làm cho ngọn chính của cây sẽ bị teo dần và đen chết. Khi đó không phải cây chết luôn nhưng sẽ tái sinh trên những nhánh còn lại của cây. Khi đó cần cắt bỏ phần thân nhánh chết khô và phun nấm phòng bệnh như kasumin, valydamycin, metaxyl….
Nếu khi trồng mà gặp thời tiết không thuận lợi như mưa quá nhiều và nắng găt đột ngột sẽ làm cho các loài rệp tấn công dữ dội khi đó các bạn nên phòng rệp như Secsaigon, anvado 100WP, bassan…cùng thuốc trừ nấm để phun khi có thời tiết bất thường. Lưu ý phong trừ sâu bệnh khi cây còn nhỏ hay mới trồng.
Tuy nhiên cây sakê phát triển tốt thì ít khi bị sâu bệnh tấn công. Cây sakê trưởng thành cho hàng trăm trái trong một năm, cây sakê thuộc nhóm cây thân gỗ trung bình và sống rất lâu năm.
Quý khách hàng cũng có thể gọi theo số hotline để mua, hoặc gửi email cây sa kê cho chúng tôi theo thông tin dưới
Hotline: 0906 38 9990
Email: Info@thegioicayxanh.vn
Trân trọng cảm ơn Quý khách hàng đã tin tưởng sử dụng dịch vụ của Chúng tôi..