Cây sung được mô tả như thế nào ?
Cây sung là loại cây khá phổ biến ở nước ta, chúng xuất hiện thường xuyên ở vùng quê xa xôi hẻo lánh cho đến thành thị đông người đặc biệt vào dịp Tết. Cây sung hay còn gọi là tụ quả dong hoặc ưu đảm thụ. Ở những vùng có nhiều sông suối ao hồ thì đây chính là nơi trú ngụ an toàn cho cây sung. Cây sung dường như đã đi sâu vào văn hóa của người Việt.
Thông tin về cây sung
Cây sung là loài cây sinh trưởng rất nhanh và có gỗ rất to và huộc họ dâu tằm. Cây sung có thân cao tới 25-30m và có đường kính rộng tới 60-90cm. Có vỏ cây mầu nâu xám. Lá sung có hình trứng – mũi mác dài từ 1,5-2cm có màng và lông tơ,hoa đơn tính cùng gốc và quả mọc thành chùm trên các cành nhỏ, ngắn trên thân cây già đôi khi ở nách lá và trên các cành non, quả sung có hình quả lê nhưng bán kính nhỏ chỉ khoảng 2 -2,5 cm, có màu cam khi chín. Cây sung thường mọc ở những vùng có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới vì vậy cây sung xuất hiện nhiều nhất ở miền nam tỉnh quảng tây Trung Quốc và một số nước nhiệt đới khác như Ấn độ, Nepal, Việt Nam….
Lựa chọn giống cây sung
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều người bán giống cây sung, thậm chí có những người vì lợi nhuận mà người ta sử dụng chiêu trò hút khách bằng cách sử dụng keo 502 dán trái sung lên cây tạo nên vẻ bắt mắt cho cây sung. Cho nên khi chọn mua giống cây sung bạn nên chọn những cây sung không có quả nhưng lá phải to và có hình mũi giáo. Lá non có lông cả 2 mặt, là già nhắm, có nhiều vú sung trên lá (do con sau thuộc họ Psyllidae ký sinh). Nếu cây không có các đặc điểm trên thì thường không ra quả hoặc có quả rất ít. Nếu được bạn có thể chiết lấy cành của cây sung sai quả, hoặc lấy quả sung chín ươm dưới đất để mọc thành cây con cũng được nhé.
Bí quyết để cây sung ra nhiều quả?
Thật lạ là những cây sung ngoài tự nhiên thường cho rất nhiều quả thậm chí sai quả, mõi năm thường có hai đợt cho quả. Vì vậy bạn cần chuẩn bị một chậu cây với điều kiện tương tự ngoài tự nhiên là có thể trồng được.
Đầu tiên ta thường thấy sung thường mọc rất nhiều gần các bờ ao sông suối là bởi vì nó là loại cây phát triên tốt ở những nơi có nhiều nước. Nếu như đất khô thì trồng sung rất dễ bị chết và rụng lá. Bạn cần tưới nước thường xuyên để cung cấp đầy đủ nước cho cây tuy nhiên cũng tránh tù đọng nước dễ gây bệnh cho cây và đặt cây ở những nơi ẩm ướt nhưng đủ ánh nắng là tốt nhất.
Mách bạn cách tưới nước cho cây sung cực hay
Chỉ cần lấy cơm nguội ngâm trong nước lã, hãy cẩn thận không nên để muối rớt vào ngâm khoảng 3 ngày cho cơm chua thì chắc lấy nước đem tưới cây, tuần tưới 1 lần. Ngoài ra các bạn không nên bón phân gì cả vì nếu không biết cách sử dụng sẽ dẫn đến tiền mất tật mang vì người ta thích cây lớn nhanh nên bón phân thật nhiều, dẫn tới cây ngộp không lấy được nước và chết.
Sung là loài sống ngoài ánh sáng tự nhiên cực tốt, để ngoài trời càng tốt nếu như có đủ nước. Nếu bạn để chỗ râm ví dụ như dưới tán lá một cây to chẳng hạn thì sung sẽ không quang hợp được dẫn tới bỏ cành.
Chỉ cần áp dụng những cách trên thì sau một thời gian chăm sóc bạn sẽ thấy cây đâm chồi non thật nhiều. Đừng vặt lá mà cứ kệ vậy cho cây khỏe, có sức tạo quả. Ta sẽ chọn ra 4-5 chồi ở trên thân để mọc dài khoảng 20cm thì vặt lá. Những chồi này sẽ là đài quả. Khi quả mọc nhiều trên đài rồi thì sửa tán lại cho gọn vì bây giờ cây đã đủ sức để nuôi quả. Cuối cùng là không nên tỉa lá quá thường xuyên bởi vì lá già thì cây mới sinh quả.
Một vài lưu ý khi đã trồng cây sung
Cứ sau mõi được cây sung cho ra quả thì nó sẽ rụng hết và còn lại vài quả bám vào thân cây mẹ, sang năm từ vài quả còn sót lại sẽ cho ra nhiều quả mới. Nếu cắt bỏ những đài quả này thì cây sẽ không phát quả đúng vị trí đó nữa, quả sung sẽ mọc ra ở những chỗ mới nơi thân đủ già.
Có người khuyên vặt bỏ hết lá và cắt nước 15-20 ngày, cây sẽ ra chồi mới và quả. Không biết tác dụng thế nào nhưng việc này ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của cây. Chỉ cắt nước 3 ngày mùa hè là cây đã héo và bỏ lá rồi.
Tác dụng chữa bệnh của lá sung
- Lá sung là một trong những dược liệu được sử dụng để giải độc rất tốt, lá có vị ngọt hơi đắng có thể sử dụng để chữa trị sưng thững lở loét ngoài da. Ngoài ra lá sung còn có công dụng giảm béo vì trong lá sung có nhiều thành phần có tác dụng ức chế tác động lên chất béo trong cơ thể và làm giảm chất này trong cơ thể.
- Lá sung còn có công dụng ngăn ngừa bệnh về tim mạch
- Việc sử dụng lá sung còn rất tốt cho các bệnh nhân bị tiểu đường, đặc biệt là những lá có những nốt sần còn gọi là lá sung tật.
Cách dùng:
- Sử dụng lá sung để uống thay trà, uống hàng ngày
- Đắp nhựa lá sung lên chỗ xây xát trầy da bầm tím
- Chữa sởi ở trẻ em: Lá sung tật, lá dâu, lá đậu ván, lá cối xay mỗi thứ 15g, tất cả sao vàng, sắc uống trong ngày. Trẻ từ 2-5 tuổi, mỗi lần uống 20ml, cách 2 giờ uống 1 lần cho đến khi khỏi.
- Công dụng điều kinh cho phụ nữ: lá sung 60g, măng sậy hoặc búp sậy 30g, ngải cứu 20g, phèn chua phi 5g và một ít muối. Tất cả giã nát, thêm nước dừa quấy đều rồi vắt lấy nước. Uống vào thời gian gần có kinh thì hành kinh tốt.
Tác dụng chữa bệnh của quả sung
Trong 100 g quả sung có chứa 1 g protein, chất béo 0,4 g, đường 12,6 g, Ca 49 mg, P 23 mg, Fe 0,4 mg, caroten 0,05 mg, dẫn xuất không protein 12,3 g, khoáng toàn phần 3,1 g. Đây là những chất thiết yếu đối với sức khỏe con người.
Trong nhựa của quả sung xanh có chữa các loại chất tự nhiên có tác dụng ngăn cản và hạn chế tế bào ung thư. Đó là pectin, một loại chất xơ hòa tan. Khi chất xơ đi qua hệ tiêu hóa, chúng sẽ lau dọn các cholesterol dư thừa và mang chúng đến hệ bài điết để loại bỏ ra khỏi cơ thể. Ngoài ra, các chất xơ trong quả sung có tác dụng rất tốt trong giảm cân.
Cách dùng:
- Khi bị kho han không có đờm: Sung chín tươi 50 – 100 g gọt bỏ vỏ, đem nấu với 50 – 100 g gạo thành cháo, chia ăn vài lần trong ngày. Có thể cho thêm ít nho khô hoặc đường phèn cho dễ ăn.
- Chữa hen suyễn cho trẻ em: dùng nhựa sung hòa với mật ong uống trước khi đi ngủ
- Chữa nhức đầu bằng cách lấy nhựa sung phết lên giấy gián vào 2 bên thái dương.
- Phòng ngừa các bệnh ung thư: Sau các bữa ăn, tráng miệng bằng 5 trái sung tươi hoặc nấu 500 g trái sung tươi với 100 g thịt lợn nạc, hầm trong 30 phút, dùng trong bữa ăn.
Ý nghĩa của cây sung trong phong thủy
Nhìn chung cây sung là loài cây được nhiểu người ưa chuộng vì sung kiểng có dáng thế rất đẹp dễ tạo hình. Cây sung lại rất dễ trồng, ngay cả tên sung cũng mang ý nghĩa tượng trưng cho sự sung túc viên mãn tròn đầy do đó người Việt không chỉ thích trồng sung trang trí vườn nhà mà còn bày quả sung trên bàn thờ ngày Tết.
Theo ý nghĩa phong thủy cây sung có dáng đẹp sức sống tốt quả sung mọc ra nhiều từ thân cây tròn và căng đẹp sẽ mang lại nhiều may mắn sung túc.
Cùng với đào, mai, cúc…cây sung không thể thiếu trong ngày Tết truyền thống của nhiều gia đình Việt. Những người chơi cây cảnh còn xếp sung đứng đầu trong bộ tam đa, là biểu tượng của Phúc (sung) cùng với Lộc (lộc vừng) và Thọ (vạn tuế).
Quý khách hàng cũng có thể gọi theo số hotline để mua, hoặc gửi email cây sung cho chúng tôi theo thông tin dưới
Hotline: 0906 38 9990
Email: Info@thegioicayxanh.vn
Trân trọng cảm ơn Quý khách hàng đã tin tưởng sử dụng dịch vụ của Chúng tôi..